BỘ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI LÀ THIẾT BỊ TỐI THIỂU TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

BỘ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI LÀ THIẾT BỊ TỐI THIỂU TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

BỘ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI LÀ THIẾT BỊ TỐI THIỂU TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

Bộ học liệu điện tử là gì?

Bộ học liệu điện tử là tài liệu dạy và học được thiết kế để sử dụng trên thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động. Các bộ học liệu điện tử cung cấp cho người học nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm thời gian, cập nhật nhanh chóng và dễ dàng truy cập.

Chức năng của Bộ học liệu điện tử: Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.

Chức năng của Bộ học liệu điện tử có gì?

Có 2 chức năng chính như sau:

1. Hỗ trợ giáo viên trong các công việc như:

  • Soạn giáo án

  • Hỗ trợ công tác chuẩn bị tài liệu kiểm tra và đánh giá

  • Quản lý thông tin học sinh

2. Nhóm học liệu

  • Tổng hợp tất cả tài liệu tham khảo các môn từ khoa học tự nhiên đến các môn xã hội các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.

  • Cung cấp các tranh ảnh, video minh họa tất cả các môn và các khối lớp học

Ví dụ như: khi các em học tiếp thu kiến thức môn Vật lý, hiện tượng trái xoay quanh mặt trời được chỉ được mô tả qua sách, khi được trải nghiệm kiến thức từ Bộ học liệu điện tử thì các video mô phỏng 3D, trái đất xoay quanh trục mặt trời được mô tả sinh động và với hình ảnh sắc nét.

Bộ học liệu điện từ có hình dạng như thế nào?

Bộ học liệu điện tử được lưu trữ trong chiếc USB chống sao chép. Đây là giải pháp dạy và học tập hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0.

Ví dụ như: Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Bộ học liệu điện tử phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Toàn bộ tranh điện tử môn HĐTN khối THPT

- Toàn bộ Video  môn HĐTN khối THPT có độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720); âm thanh rõ; hình ảnh đẹp, sinh động; phụ đề và thuyết minh bằng tiếng Việt phổ thông;

- Đọc tốt trên các hệ điều hành cài trên máy tính PC, Laptop … và các thiết bị trình chiếu.

Vỏ hộp môn Hoạt động trải nghiệm được sản xuất bởi GD Group

Bộ học liệu điện tử có phải là thiết bị dạy học tối thiểu không?

Có, theo quy định của thông tư 37, 38, 39 của BGDĐT bộ học liệu điện tử là thiết bị tối thiểu dạy học. Bộ học liệu điện tử là một phương tiện học tập áp dụng công nghệ hiện đại và tiện dụng, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp dạy học truyền thống như bảng tường, sách giáo khoa hay các hoạt động thực tiễn.

Trong một lớp học, được tiếp xúc với giáo viên và một nhóm bạn cùng lứa tuổi, học sinh có thể học tập và trao đổi ý kiến theo cách tương tác sâu hơn. Các hoạt động thực tế trong lớp học cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Vì vậy, bộ học liệu điện tử có thể hỗ trợ giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống. Việc sử dụng bộ học liệu điện tử nên phải được điều chỉnh và tổ chức phù hợp với mục đích giảng dạy và đáp ứng được nhu cầu học tập của từng học sinh và lớp học.

Bộ học liệu điện tử có dễ dàng sử dụng không?

Ảnh thực tế vỏ hộp Bộ học liệu điện tử được sản xuất bởi GD Group

Có, vì những yếu tố sau:

- Tính tương tác cao: Bộ học liệu điện tử cung cấp cho người học nhiều hoạt động tương tác như bài kiểm tra trực tuyến, video giảng dạy trực tuyến, chương trình mô phỏng, trò chơi học tập,...giúp học viên có thể học tập được giáo trình một cách hiệu quả và thú vị hơn.

- Dễ dàng truy cập: Bộ học liệu điện tử đơn giản để truy cập và sử dụng, học viên có thể dễ dàng lưu trữ và chia sẻ tài liệu học với người khác.

Vậy, ưu nhược điểm của Bộ học liệu điện tử là gì?

1. Tiết kiệm thời gian: Khi sử dụng bộ học liệu điện tử, học viên có thể tiếp cận với tài liệu học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Không cần phải di chuyển đến trường để lấy tài liệu.

2. Tiết kiệm chi phí: Học viên không cần phải mua sách giáo khoa và tài liệu học tập khác, bởi vì tất cả đã được cung cấp trong bộ học liệu điện tử.

3. Giao diện thân thiện và thú vị: Bộ học liệu điện tử thường có giao diện thân thiện với người dùng và thú vị với hình ảnh, video, âm thanh...giúp học viên có trải nghiệm học tập tốt hơn.

Vậy nên, bộ học liệu điện tử rất tiện lợi khi sử dụng, giúp học viên có thể học tập ở mọi nơi và từ đó nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình.

Ngoài những ưu điểm kể trên thì Bộ học liệu điện tử vẫn tồn tại một vài yếu điểm như:

1. Có thể gặp vấn đề về kết nối internet: Để sử dụng bộ học liệu điện tử, người học cần có kết nối internet ổn định. Nếu không, họ không thể truy cập được vào tài liệu học tập.

2. Khó khăn cho người mới học: Với những người chưa quen thuộc với các thiết bị công nghệ thì việc sử dụng bộ học liệu điện tử có thể khó khăn và gây phiền toái.

Tóm lại, bộ học liệu điện tử có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm về tiết kiệm thời gian và phù hợp cho những người muốn học tập theo ý của mình. GD Group cung cấp đầy đủ các học liệu tranh ảnh, video các cấp học từ mầm non, Tiểu học, THCS, THPT dựa vào tiêu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông 2018, và thông tư 37, 38, 39 của BGD và ĐT

Xem thêm các sản phẩm Bộ học liệu điện tử khác của GD Group

 
 
← Bài trước Bài sau →